Những điều cần biết khi phỏng vấn Visa du học F1 Mỹ (Joint-Program) – update 2023
Hôm nay, trong buổi họp mặt qua Zoom với các sinh viên đã hoàn thành chương trình học 2 năm ở Đại học Xã hội và Nhân văn, sắp tiếp tục qua Mỹ hoàn thành 2 năm nữa, Giám đốc Chương trình Toàn cầu Sok Leng Tan của trường Đại học Minnesota Crookston đã nói chuyện và làm việc với các tân sinh viên cùng đại diện Tổ chức Giáo dục Duy Tân về những chú ý khi phỏng vấn lãnh sự và giải đáp thắc mắc về trường.
Thông qua buổi nói chuyện, chúng ta có thể rút ra được những lưu ý khi đi phỏng vấn visa F1 như sau:
- Ăn mặc gọn gàng, lịch sự, tốt nhất là mặc đồng phục, đồng phục trường
- Chuẩn bị sẵn sàng hồ sơ cá nhân và hồ sơ liên quan
- Ăn sáng đầy đủ nhưng nhẹ nhàng, tránh các trường hợp khó chịu trước giờ phỏng vấn
- Nên đến trước giờ hẹn 1 tiếng rưỡi đến 1 tiếng để xếp hàng
- Lúc xếp hàng phải luôn giữ tác phong lịch thiệp, thân thiện, tránh chen lấn và cười đùa quá trớn gây mất thiện cảm
Trong quá trình phỏng vấn các bạn nên:
1. Hiểu rõ tường tận về chương trình học.
Joint-Program là chương trình thường học 1 đến 2 năm ở Việt Nam và học tiếp những năm còn lại tại Mỹ nên những bạn đăng ký học chương trình này khi phỏng vấn xin visa phải nghiên cứu tìm hiểu 100% về chương trình mình đang theo học. Chương trình do các trường nào tổ chức? Thời gian học ở mỗi trường ra sao? Chuyên ngành thế nào?
2. Nắm rõ kế hoạch học tập và dự định tương lai của bản thân
Là một học sinh của Joint-Program, điều bạn nên lưu ý là bạn cần một kế hoạch cụ thể trong suốt thời gian học tập. Bạn nên chi tiết cụ thể bạn đã học được những gì trong thời gian đầu của chương trình ở Việt Nam, sau đó dự định học chuyên sâu ra sao… Đến khi hết hạn học ở Mỹ bạn có dự định thế nào, quan trọng rằng bạn nên nói rõ với đại sứ quán/ lãnh sự quán mong muốn về Việt Nam của mình. Việc học tại Mỹ chỉ là bước đệm giúp đỡ để bạn có thể đạt được những thành tựu to lớn hơn tại Việt Nam (nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang toàn cầu hóa và có rất nhiều công ty nước ngoài đầu tư cũng như đặt trụ sở chính). Vì chính sách định cư của Mỹ có nhiều biến động, việc bạn trở về Việt Nam làm việc trong kế hoạch học tập có thể khiến cho hồ sơ của bạn chặt chẽ, thêm độ tin cậy và tăng tỉ lệ đậu hồ sơ.
3. Củng cố, không thay đổi hồ sơ
Tất cả những yếu tố cố định và đã đăng ký đều không được thay đổi. Ví dụ, đối với những bạn có ý định thay đổi ngành học bên Mỹ khác với ngành học bạn đã học ở Việt Nam, bạn không nên nói về điều này khi phỏng vấn lãnh sự. Sự thay đổi này khiến hồ sơ bạn trở nên không chặt chẽ, thiếu độ tin cậy. Hồ sơ dễ dàng bị đánh rớt dù thành phần hồ sơ đầy đủ và có bảo lãnh của trường.
4. Những điểm cộng bên lề
Dù bạn đã làm đăng kí visa xong nhưng bạn có những điểm cộng bên lề ví dụ như các giấy chứng nhận hoạt động thiện nguyện của bản thân và bố mẹ, giấy khen thưởng cấp thành phố ..v.v. đều nên được công khai để mang đến tối đa lợi ích của bạn thân.
5. Mang theo đầy đủ hồ sơ, giấy tờ cá nhân của bản thân và gia đình
Khi người phỏng vấn nói về bất kỳ điều gì, bạn có thể trả lời kèm theo giấy tờ dẫn chứng sẽ tạo nên sự đáng tin cậy cho hồ sơ, thể hiện cho lãnh sự thấy được bản thân bạn có đầu tư và chuẩn bị cho lần phỏng vấn này và bạn nhận thức được sự quan trọng của nó đối với tương lai chính mình
6. Chuẩn bị với một tâm thế bình tĩnh, tự tin và cẩn trọng
Người phỏng vấn có thể bắt đầu bằng những câu hỏi rất vu vơ như Hôm nay bạn thấy thế nào? Bạn đã ăn gì chưa? Bạn đi bằng gì đến đây?… Việc trả lời những câu hỏi này một cách thật bình tĩnh, tự tin sẽ giúp bạn ghi được điểm đối với người phỏng vấn, tạo thiện cảm để đậu hồ sơ. Phỏng vấn bằng tiếng Anh nên bạn cần trả lời một cách lưu loát, nhấn mạnh các điểm quan trọng và hãy luôn nở nụ cười tự tin.
Tóm lại, Joint-Program là chương trình có I20 (đây là giấy được cấp bởi trường đại học bạn xin theo học, chứng nhận rằng bạn đúng là sinh viên của trường và được chấp thuận theo học từ đầu đến cuối chương trình học), nghĩa là được chính phủ hai nước và trường đại học hai nước thừa nhận, bảo hộ và bảo đảm về tư cách cũng như năng lực của các bạn nên visa của chương trình này thường có tỉ lệ đỗ rất cao. Chính vì thế bạn đừng nên quá lo lắng mà thoải mái thể hiện toàn bộ năng lực của bản thân để bên lãnh sự có thể hiểu được bạn, nắm được kế hoạch học tập của bạn và những dự định tương lai của bạn.
Bài viết liên quan
- Tìm hiểu về các loại Trường Đại học Hàn Quốc Phần 1 - TRƯỜNG TOP 1
- Tìm hiểu về các loại Trường Đại học Hàn Quốc Phần 2 - TRƯỜNG TOP 2
- Tìm hiểu về các loại Trường Đại học Hàn Quốc Phần 3 - TRƯỜNG TOP 3
- Danh sách Trường đại học Hàn Quốc được chứng nhận năm 2024
- Danh sách Trường Đại học Hàn Quốc bị giới hạn tuyển sinh năm 2024
- Chương trình học chuyển tiếp lấy bằng cử nhân tại Hàn Quốc cho sinh viên cao đẳng
- NHỮNG LÝ DO CÓ THỂ KHIẾN BẠN TRƯỢT VISA DU HỌC HÀN QUỐC 2023
- Không biết tiếng Hàn liệu có thể đi du học Hàn Quốc?
- Chương trình du học thạc sĩ đặc biệt tại Hàn Quốc
- QUY TRÌNH, THỦ TỤC ĐI DU HỌC HÀN QUỐC
- Các dạng câu hỏi khi phỏng vấn lãnh sự Hàn Quốc
- Tại sao Hàn Quốc có sức hút đối với du học sinh Việt Nam?
- Các loại học bổng du học Hàn Quốc cần biết
- Các loại hình nhà thuê tại Hàn Quốc
- 7 ngành du học Hàn Quốc hot nhất 2024
- Tất tần tật những điều cần biết về Văn hoá sinh viên đại học ở Hàn Quốc
- Các loại Visa du học Hàn Quốc D2 và D4 phổ biến
- Tất tần tật về Visa Du học Hàn Quốc D2 -2
- Bạn biết gì về Du học tiếng hàn visa D4-1?
- Du học Hàn Quốc có giới hạn độ tuổi không?